Lò lửa tôi rèn đặc nhiệm Spetsnaz Nga

Lò lửa tôi rèn đặc nhiệm Spetsnaz Nga Để trở thành lính đặc nhiệm Spetsnaz của Nga, các ứng viên phải là quân nhân và trải qua quá trình huấn luyện đầy khắc nghiệt, lấy đi của họ không ít mồ hôi và máu trong nhiều năm.
  • Lực lượng đặc nhiệm Nga luyện võ  /  Chiến dịch đặc biệt giải cứu phi công Nga dài 12 giờ
lo-lua-toi-ren-dac-nhiem-spetsnaz-nga

Đặc nhiệm Spetsnaz hải quân Nga. Ảnh: systemaspetsnaz.com

Lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz là phòng tuyến đầu tiên và cũng là chốt chặn cuối cùng giúp Nga đối phó với các mối đe dọa an ninh quốc gia. Một quân nhân phải đổ máu và mồ hôi trong nhiều năm huấn luyện mới có thể trở thành lính mũ nồi đỏ Spetsnaz, theo RT.

Nếu muốn trở thành đặc nhiệm mũ nồi đỏ Spetsnaz, các ứng viên phải trải qua ba giai đoạn, bao gồm huấn luyện quân sự cơ bản tại sư đoàn để chọn lọc ra các binh sĩ đủ tiêu chuẩn, huấn luyện tại tiểu đoàn đặc nhiệm và huấn luyện sĩ quan đặc nhiệm.

Chiến thắng nỗi sợ của bản thân

Giai đoạn đầu tiên chỉ gồm các bài tập thông thường. Thanh thiếu niên Nga nhập ngũ và trở thành hạ sĩ quan thuộc các trung đoàn và tiểu đoàn huấn luyện của các quân khu.

Một sư đoàn huấn luyện thường có biên chế tổ chức gồm ba trung đoàn súng trường cơ giới, một trung đoàn pháo binh, một trung đoàn phòng không, một tiểu đoàn tên lửa, cùng một số đơn vị khác.

Mỗi trung đoàn và tiểu đoàn phụ trách huấn luyện mảng tác chiến chuyên môn, từ rèn luyện bộ binh đến khảo sát, đo đạc địa hình, đánh tín hiệu. Cứ 6 tháng, sư đoàn huấn luyện lại tiếp nhận thêm 10.000 tân binh.

Các cán bộ quân khu sau đó sẽ lựa chọn ra những tân binh đủ tiêu chuẩn để tham gia vào khóa huấn luyện đặc nhiệm kéo dài 5 tháng. Giai đoạn huấn luyện này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với lực lượng Spetsnaz, nơi tính kỷ luật và năng lực thực hiện nhiệm vụ được yêu cầu khắt khe hơn các lực lượng vũ trang thông thường.

Quá trình chọn ứng viên tham gia khóa huấn luyện đặc nhiệm Spetsnaz vô cùng phức tạp và tốn kém. Tất cả ứng viên Spetsnaz sẽ được biên chế vào các đơn vị chiến đấu và trải qua một khóa huấn luyện khắc nghiệt, nơi các chỉ huy trung đội và đại đội tuyển chọn rất gắt gao.

Các ứng viên hoạt động theo tổ và có một tổ trưởng để thực hiện những bài tập như dựng trại khẩn cấp, phối hợp với đồng đội thực hiện nhiệm vụ đơn giản, hoặc di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác theo một lộ trình phức tạp mà không để thất lạc bất kỳ đồng đội nào.

Thời gian thực hiện nhiệm vụ rất eo hẹp và các ứng viên sẽ chịu hình phạt nghiêm khắc nếu làm ẩu hoặc để vượt quá thời gian. Chỉ những thành viên thông minh, sáng tạo, khỏe mạnh và năng động nhất trong nhóm mới được chọn và điều động đến các tiểu đoàn huấn luyện Spetsnaz.

Giai đoạn hai được tiến hành tại các tiểu đoàn huấn luyện đặc nhiệm. Mỗi tiểu đoàn đặc nhiệm Spetsnaz có thể tiếp nhận khoảng 300-400 ứng viên đã vượt qua khâu tuyển mộ ban đầu.

Các tiểu đoàn huấn luyện đặc nhiệm hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản là "trước khi ra lệnh thì phải học cách tuân thủ mệnh lệnh". Học viên thường bị đẩy tới giới hạn chịu đựng của bản thân mỗi người.

Ngày này qua ngày khác, họ phải học cách đối phó với mọi loại kẻ thù, khiến họ kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Với nhiều học viên, đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân là điều khó khăn hơn cả.

"Tôi đang ở trong lực lượng tinh nhuệ, vì thế tôi phải cố gắng hết sức. Tất nhiên, tôi là một người bình thường và có những nỗi sợ. Đối mặt và vượt qua sợ hãi là nhiệm vụ số một, đồng thời cũng là nhiệm vụ khó khăn hơn cả với mọi người lính", học viên Aleksandr Tinkov, nói.

Các học viên lực lượng đặc nhiệm được hưởng chế độ ăn uống tốt hơn so với các lực lượng vũ trang khác nhưng do khối lượng bài tập quá nặng nên họ thường xuyên phải chịu đói. Bất kể khi bị phạt hay lúc bình thường, họ đều không dám ăn no vì sợ sẽ ảnh hưởng tới việc rèn luyện.

Nhiệm vụ của tiểu đoàn huấn luyện là nghiền nát hoàn toàn lòng tự trọng, tính sĩ diện cá nhân của mỗi học viên để giúp họ dần trở thành lính Spetsnaz thực thụ.

"Nhiều vận động viên thể thao tham gia ứng tuyển vào Spetsnaz nhưng đều thất bại. Chỉ 20% trong số họ được nhận, bởi một lính Spetsnaz thực sự phải có sức bền và quan trọng hơn cả là trưởng thành về mặt tâm lý", trung tá Andrey Furaev, sĩ quan phụ trách huấn luyện trong Spetsnaz, cho hay.

Ngoài việc chịu đựng sự sỉ nhục, lăng mạ và hình phạt của chỉ huy, các học viên cũng thường xuyên phải đối đầu công khai với đồng đội của mình vì danh dự và để giành vị trí lãnh đạo trong tổ ba người.

Chỉ ứng viên ưu tú nhất trong tổ ba người mới được thăng cấp trung sĩ sau khi kết thúc 5 tháng huấn luyện. Bi kịch cay đắng nhất đối với một người lính là trải qua quá trình huấn luyện ở tiểu đoàn đặc nhiệm và quay trở về đơn vị cũ rồi giải ngũ mà không được thăng cấp bậc gì.

Quyết định thăng cấp trung sĩ sau quá trình huấn luyện do một ủy ban thuộc Tổng cục Tình báo, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga (GRU), hoặc phụ trách tình báo nơi tiểu đoàn đóng quân đưa ra, dựa trên kết quả kiểm tra.

Các bài kiểm tra của học viên gồm: huấn luyện chính trị, chiến thuật của Spetsnaz, huấn luyện vũ khí, huấn luyện nhảy dù, huấn luyện thể chất, vũ khí hủy diệt hàng loạt và cách ứng phó.

lo-lua-toi-ren-dac-nhiem-spetsnaz-nga-1

Một buổi huấn luyện của đặc nhiệm Nga. Ảnh: systemaspetsnaz.com

Giai đoạn cuối cùng là huấn luyện sĩ quan đặc nhiệm, diễn ra tại khoa đặc nhiệm thuộc Trường Chỉ huy Không quân Cao cấp Lenin Komsomol ở Ryazan. Các học viên tham gia khoa này đều là những người trên cả xuất sắc và đã được ký hợp đồng phục vụ lâu dài trong quân đội Nga.

Học viên sẽ trải qua 4 năm huấn luyện vất vả với những bài kiểm tra đánh giá liên tục để xem họ có đủ tố chất trở thành sĩ quan đặc nhiệm Spetsnaz hay không. Sau khi tốt nghiệp, chỉ những học viên ưu tú mới được điều về đặc nhiệm Spetsnaz. 

Việc lựa chọn và điều động sĩ quan Spetsnaz được tiến hành theo một số tiêu chí tối mật do Ban Giám đốc Tình báo chỉ thị cho Ban Cán bộ. Tính cách mạnh mẽ, khó lay chuyển, với tố chất lãnh đạo bẩm sinh, sức chịu đựng bền bỉ như một vận động viên thể thao, dáng người cao lớn, vững chãi là những phẩm chất được đánh giá cao của một sĩ quan Spetsnaz.

Sĩ quan trẻ cũng có thể được tuyển mộ gia nhập Spetsnaz dù tốt nghiệp ở chuyên ngành khác trong lực lượng vũ trang Nga nếu họ có các phẩm chất như ý chí kiên cường, phong thái chỉ huy chững chạc, hành động độc lập và quyết đoán.

Khi được đứng trong hàng ngũ này, các sĩ quan Spetnaz phải luôn luôn sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ để bảo vệ an ninh quốc gia, chống bạo loạn, khủng bố, và phải hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất có thể.

Duy Sơn

Share on Google Plus

About Duy Nguyen

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét